ÔNG BÙI QUỐC CHÂU: DIỆN CHẨN VÀ NIỀM TỰ HÀO CỦA NỀN Y HỌC DÂN TỘC
Tôi được biết ông qua lời chia sẻ từ những học trò của ông và những người bệnh đã từng được ông chữa bệnh. Họ đều hết lời ca ngợi về vị “Tổ sư Diện chẩn”- GS .TSKH Bùi Quốc Châu. “Có lẽ ông sinh ra gặp giờ may mắn, gặp ngôi sao sáng chiếu mệnh, hấp thụ tinh hoa của trời và đất nên đã trở thành nhà Diện chẩn tài ba Bùi Quốc Châu – niềm tự hào của Y đạo Việt Nam” – Với lòng ngưỡng mộ, tôi nghĩ về ông như vậy.
Diện chẩn – Ðiều Khiển Liệu Pháp Bùi Quốc Châu là phương pháp chữa bệnh mới của Việt Nam ra đời vào năm 1980 tại TP. Hồ Chí Minh do nhà nghiên cứu y học dân tộc Bùi Quốc Châu phát minh. Ðây là phương pháp chẩn đoán và chữa bệnh qua da vùng mặt và toàn thân, không dùng thuốc, không dùng kim, không bắt mạch, chỉ dùng chủ yếu các dụng cụ y khoa của phương pháp như cây lăn, cây cào, búa gõ, que dò…tác động lên các điểm và vùng tương ứng trên Đồ hình với các bộ phận bị bệnh trên toàn thân. Phương pháp Diện chẩn Bùi Quốc Châu không hình thành trực tiếp từ Ðông Y và Châm Cứu Trung Quốc mà xuất phát từ kinh nghiệm dân gian và văn hóa truyền khẩu Việt Nam qua sự nghiên cứu những tinh hoa y học dân gian của dân tộc ta, y học cổ truyền, y học hiện đại, triết học Ðông phương cộng với những kiểm chứng trên mặt những bệnh nhân nghiện ma túy do chính tác giả điều trị tại trường cai ma túy Bình Triệu từ đầu năm 1980. Những điều tưởng như bình thường và đơn giản trong cuộc sống, nhưng đối với ông Bùi Quốc Châu lại trở thành dữ kiện quý giá hình thành nên Diện chẩn- Ðiều Khiển Liệu Pháp – một phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc mới do chính người Việt Nam phát kiến nên, đã và đang được nhiều quốc gia quan tâm và truyền bá, giúp đa dạng hóa phương cách chữa bệnh cho con người.
Diện chẩn – Ðiều Khiển Liệu Pháp Bùi Quốc Châu là phương pháp chữa bệnh mới của Việt Nam ra đời vào năm 1980 tại TP. Hồ Chí Minh do nhà nghiên cứu y học dân tộc Bùi Quốc Châu phát minh. Ðây là phương pháp chẩn đoán và chữa bệnh qua da vùng mặt và toàn thân, không dùng thuốc, không dùng kim, không bắt mạch, chỉ dùng chủ yếu các dụng cụ y khoa của phương pháp như cây lăn, cây cào, búa gõ, que dò…tác động lên các điểm và vùng tương ứng trên Đồ hình với các bộ phận bị bệnh trên toàn thân. Phương pháp Diện chẩn Bùi Quốc Châu không hình thành trực tiếp từ Ðông Y và Châm Cứu Trung Quốc mà xuất phát từ kinh nghiệm dân gian và văn hóa truyền khẩu Việt Nam qua sự nghiên cứu những tinh hoa y học dân gian của dân tộc ta, y học cổ truyền, y học hiện đại, triết học Ðông phương cộng với những kiểm chứng trên mặt những bệnh nhân nghiện ma túy do chính tác giả điều trị tại trường cai ma túy Bình Triệu từ đầu năm 1980. Những điều tưởng như bình thường và đơn giản trong cuộc sống, nhưng đối với ông Bùi Quốc Châu lại trở thành dữ kiện quý giá hình thành nên Diện chẩn- Ðiều Khiển Liệu Pháp – một phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc mới do chính người Việt Nam phát kiến nên, đã và đang được nhiều quốc gia quan tâm và truyền bá, giúp đa dạng hóa phương cách chữa bệnh cho con người.
GS Bùi Quốc Châu sinh năm 1942 tại Long Hồ, Vĩnh Long – vùng đất nằm giữa hai nhánh chính của hệ thống sông Cửu Long là sông Tiền và sông Hậu. Nơi đây, thời nhà Nguyễn còn gọi là Long Hồ dinh. Đó là một vùng “địa linh nhân kiệt”, từng sản sinh nhiều người tài đức, với câu ca dao đã có tự thuở nào: “Vĩnh Long là xứ địa linh/ Đất sinh nhân kiệt người sinh anh hùng”. Vùng đất ấy là quê hương của cố Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Phạm Hùng; rồi của nhiều anh hùng, nhà khoa học, nghệ sĩ, danh nhân nổi tiếng một thời, như: Trương Vĩnh Ký, Gs Trần Đại Nghĩa, Nhà thơ Truy Phong, Nhà văn Phan Huân Chương, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Lê Văn Lăng, Nghệ sĩ ưu tú Út Trà Ôn, Nghệ sĩ ưu tú Lệ Thủy v.v…Đặc biệt nơi đây có Văn Thánh miếu thờ đức Khổng Tử; trong thánh miếu còn có văn xương các, tức gác thờ các danh nho là Võ Trường Toản, Phan Thanh Giản; đây cũng là nơi để các sĩ tử ôn tập, nơi thường diễn ra các hoạt động văn hóa của địa phương; là một trong những công trình tiêu biểu của đất Vĩnh Long. Mảnh đất nhiều sinh khí kết hợp với niềm đam mê học tập của con người Long Hồ dinh đã tạo nên những con người tài đức. GS-TSKH danh dự Bùi Quốc Châu là một người trong số đó; bằng tâm huyết và tài năng của mình, ông đã trở thành “Nhà Diện chẩn học” nổi tiếng không chỉ của Việt Nam mà còn được giới chuyên môn thế giới biết đến và đánh giá cao.
Nói về hành trình đến với khoa học Diện chẩn của GS Bùi Quốc Châu, chính là nhắc đến niềm đam mê và sự kiên trì của một người mà khát vọng lớn nhất chính là được cống hiến vì sức khỏe con người. Chính vì vậy, mặc dù đã từng theo học trường đại học Luật và trường Văn khoa Sài Gòn, nhưng ông lại không đi theo các lĩnh vực đó. Từ năm 1965 – 1980 ông may mắn được các lương y danh tiếng như: Trần Đắc Thưởng, Khương Duy Đạm, Lê Văn Kế truyền dạy nghề châm cứu, để rồi với niềm đam mê nghề nghiệp, với sự tận tâm tận lực với nghề, ông đã nghiên cứu và biết vận dụng học thuyết Âm Dương vào nghề. Ông thiết kế ra nhiều loại dụng cụ để cho các thầy Diện chẩn và bệnh nhân có thể dùng để chữa và phòng bệnh cho bản thân cũng như mọi người xung quanh mình theo phương châm ‘BIẾN BỆNH NHÂN THÀNH THẦY THUỐC’. Trước khi phát minh ra Diện chẩn, ông còn sáng tạo ra môn Âm Dương khí công, phương pháp thở nhằm tăng cường sinh lực gấp nhiều lần, điều hòa 2 khí Âm và Dương trong cơ thể, giúp con người có đủ năng lượng và cân bằng được Hàn – Nhiệt trong người, khiến người tập Âm Dương khí công có thể tự chữa bệnh.
Gần 40 năm say mê với nghề và đi sâu nghiên cứu, một trong những niềm vui lớn nhất của ông là đã tìm ra huyệt số 1 (liên hệ cột sống) có tác dụng an thần, điều hòa nhịp tim, tăng huyết áp, giảm tiết dịch, thăng khí, tăng lực, làm khỏe người, cường dương, giảm đau cột sống, ghi một dấu son trong Diện chẩn. Từ phát hiện này đến phát minh khác, ông đã xây dựng quy trình Diện chẩn ngày một hoàn hảo hơn. Có thể kể ra một số nội dung như: Xây dựng kỹ thuật 12 động tác xoa mặt theo Diện chẩn, chà mặt bằng khăn nóng và quay cổ tay để tăng cường sinh lực và tự trị bệnh; Xây dựng phương pháp chữa trị theo phản xạ học dành cho ngành thú y, kỹ thuật chăm sóc gia súc (trâu bò ngựa chó mèo); Kỹ thuật hơ ngải cứu theo sinh huyệt để cai nghiện ma túy và chữa bệnh theo phương pháp Diện chẩn; Phương pháp phát triển năng lực trí tuệ, luyện trí nhớ và cải thiện nhân cách; Mở rộng phương pháp Diện chẩn ra toàn thân qua các đồ hình phản chiếu trên các bộ phận khác của cơ thể ngoài bộ mặt, phản chiếu đa hệ đa chiều, dùng các dụng cụ bằng sừng trâu hay nhựa cao cấp và thép không rỉ trị bệnh thay cho việc dùng kim châm như trước đây; Hệ thống phản chiếu 12 dây thần kinh sọ não và phản chiếu hệ thống nội tiết tố trên mặt; Phương pháp chữa bệnh bằng Huyền công, điều trị bằng năng lượng dựa trên phương pháp thở Âm Dương.
GSTS Bùi Quốc Châu đã cho xuất bản trên trên 20 đầu sách về Diện chẩn ở trong và ngoài nước như: Khái lược về Diện chẩn – điều khiển liệu pháp (NXB Minh Hải 1984), Ẩm thực dưỡng sinh (NXB Đà Nẵng – 2000), Âm Dương Khí công (NXB Đà Nẵng – 2001), Diện chẩn – Điều khiển liệu pháp (NXB Đà Nẵng – 2003), Tuyển tập Đồ hình chữa bệnh bằng đồ hình phản chiếu và đồng ứng theo phương pháp Diện chẩn – điều khiển liệu pháp (NXB Đà Nẵng – 2012). Sách này còn được dịch ra tiếng Pháp, Ý, Đức, Tiệp, Tây Ban Nha, Trung Quốc (Các tựa sách như: ABC Du Dienchan, Methode Originale Vietnamienne De Multiréflexologie Faciale – Schémas De Similitude De Forme Et De Multiréflexologie En Dienchan – DIENCHAN Multiriflessologia Facciale Vietnamita …)
Đây được xem là những tài liệu có giá trị cao trong khoa học Diện chẩn chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe con người. Cũng nhờ sự chuyên sâu đó mà GS Bùi Quốc Châu đã được nhiều quốc gia trên thế giới (Cu Ba -1988; Nga – 1990; Pháp, Ba Lan, Thụy Sĩ – 1992; Khu vực Trung Đông – 1998) và nhiều quốc gia khác nữa (như Tây Ban Nha, Đan Mạch, Nhật Bản, Úc, Mỹ …) mời thỉnh giảng môn Diện chẩn, góp phần nâng cao uy tín và niềm tự hào cho nền y học Việt Nam.
Không chỉ có vậy, GS Bùi Quốc Châu còn được mời tham dự nhiều Hội thảo quốc tế, như: Hội nghị quốc tế về châm cứu tại Paris (Pháp) – 1990; Hội nghị bình an cho tâm linh trên núi Abu Ấn Độ do trường đại học Brahma Kumaris tổ chức – 1999; Đại hội quốc tế thứ 37 và 38 về y học của thiên niên kỷ mới, Colombo (Sri lan ka) tổ chức bởi trường Đại học mở Quốc tế về Y học bổ sung Sri Lanka – 1999 và 2000; Hội nghị quốc tế về y học tự nhiên tại Bắc Kinh (Trung Quốc) – 2001; Hội nghị chuyên đề Quốc tế VII về kỹ thuật massage (Expo – 2005 Masaje) Madrid (Tây Ban Nha) – 2004…
Với tài năng và những cống hiến lớn lao cho nền y học, ông đã dành được nhiều Danh hiệu cao quý cùng nhiều Phần thưởng xứng đáng: Thành viên danh dự của hiệp hội Châm cứu – Thú y Cuba; Tiến sĩ danh dự (Honoris Causa) của trường Đại học mở quốc tế Colombo (Sri Lan ka) dành cho những người có công trình khoa học mang tính phát minh sáng tạo; Tiến sĩ Y học bổ sung và ngôi sao Châu Á (Danh hiệu trao tặng cho những trí tuệ kiệt xuất trên thế giới) ở Colombo – Srilanka; Được Đại hội quốc tế về y học tự nhiên tại Bắc Kinh (Trung Quốc) phong Tặng “ THẦY THUỐC NỔI TIẾNG THẾ GIỚI; Được trao chứng thư “GHI ƠN CÔNG LAO CỦA NHỮNG NGƯỜI LÀM VIỆC TỐT CHO NHÂN LOẠI“ do Trung tâm Albert Schweizer – Haus (Đức); Chủ tịch danh dự Academie Dienchan tại Pháp… Năm 2013 ông thành lập Trung Tâm Việt Y Đạo Quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh; mở chi nhánh Trung Tâm Việt Y Đạo Quốc Tế tại Pháp. Từ năm 1983 đến năm 2015 ông và các môn sinh đã đào tạo được khoảng 30.000 học viên qua các khóa, các lớp Diện chẩn ở Việt Nam và đã có hàng triệu người biết đến Diện chẩn trên 120 quốc gia.
Với phương châm BIẾN NGƯỜI BỆNH THÀNH THẦY THUỐC, bằng lòng nhân hậu, vị tha, quảng đại, bao dung, GS Bùi Quốc Châu đã cùng các đệ tử ưu tú của mình mở nhiều lớp giảng dạy cho các học viên vừa học vừa thực hành chữa bệnh cho mọi đối tượng; giúp hàng triệu người từ chỗ khổ vì bệnh tật, đã có thể vui cười lạc quan trong cuộc sống; làm cho mọi người xích lại gần nhau hơn; trau dồi kiến thức và phổ biến cho nhiều người cùng biết, cùng học hỏi và cùng làm, nhiều người đã trở thành “thầy thuốc không số” có thể tự chữa bệnh cho gia đình, hàng xóm đem niềm vui đến cho mọi nhà.
Câu nói: “Ở đâu có Diện chẩn, ở đó có yêu thương” không còn là khẩu hiệu, mà đã trở thành hiện thực sinh động trong đời sống…
Trần Quang Sắc
Nhận Xét