Header Ads


Lịch sử phát triển reflexology

Ai Cập Cổ Đại

Lịch sử khảo cổ ghi chép lại: Một trong số những mô tả về thực hành y học cổ nhất thế giới là các hình tượng tác động phản xạ lên bàn tay và bàn chân từ triều đại thứ 6 được khám phá tại lăng mộ của một Bác sĩ tên Ankhmahor ở Saqqara, Ai Cập, 2330 TCN. Ankmakor được biết đến là người có tầm ảnh hưởng rất lớn tại Ai cập cổ đại. Các tài liệu được tìm thấy trong hầm mộ bao rồm rất nhiều những hình vẽ liên quan đến y học, và một trong số đó được coi là  đồ hình cổ đại nhất viết về phản xạ liệu pháp.
Những hình họa chi tiết này cũng cho thấy các phương pháp y học phổ biến khác của thời đại, đưa ra bằng chứng rõ ràng nhất về công việc chữa bệnh bằng phản xạ liệu pháp trong lịch sử cổ đại.
Một câu nói của một người bệnh trong một đoạn văn còn ghi chép lại:
“Đừng để bàn chân của tôi đau đớn”
Câu trả lời người người trị liệu:
“Bạn đừng lo, sẽ như bạn yêu cầu”.
Lăng mộ  Khentika được đào bên cạnh cũng có khắc họa những chữ tượng hình với nội dung tương tự:
“Này bạn, tôi sẽ làm thật dễ chịu như bạn mong muốn.”
Bạn biết không, khi cơ thể bạn có bệnh, vùng phản xạ ở chân bấm vào thì…rất đau. Cái đau này không phải do người trị liệu ấn quá mạnh, mà là do vùng da đó sẽ nhạy cảm hơn các vùng khác. Do đó mới có những câu nói như ở trên. Bạn nào trải nghiệm rồi sẽ rất rõ ràng cảm giác đau thốn này. Mọi người hay gọi đó là sinh huyệt, a thị huyệt. Khi bệnh mới xuất hiện huyệt  này. Không có bệnh không có huyệt này, ấn vào sẽ không đau.
Qua đó bạn có thể đơn giản hiểu rằng chỉ cần kiên trì tác động vào Sinh huyệt hằng ngày, sau một thời gian sinh huyệt này sẽ mất đi, bạn cũng hết đau và lành bệnh.

Trung Quốc cổ đại

Không có nhiều di tích cho thấy phản xạ liệu pháp được thực hành tại Trung Hoa cổ đại. Tuy nhiên các nhà phản xạ Trung hoa lại cho rằng  môn này đã xuất hiện từ thời vua Hoàng Đế( 2704—2596 TCN) và được ghi trong Hoàng Đế Nội Kinh.
Vào thời Hán, kéo dài từ 206 TCN đến 220 CN, “Phương pháp kiểm tra chân” đã được nghiên cứu và hệ thống hóa bởi thần y Hoa Đà và được gọi là “Túc Tâm Đạo”. Tác phẩm được cho là đã phát triển mạnh trong thời nhà Đường (618-907 CN), vào thời điểm đó nó cũng lan sang Nhật Bản.
Nhưng vào thời đó, cũng như nhiều bộ môn khác của y học cổ truyền Trung Quốc, Phản xạ liệu pháp dường như đã không được ủng hộ và phát triển. Người xưa đã không ghi chép lại hoặc các tác phẩm có thể đã bị thiêu hủy tạo nên một thiếu sót cho lịch sử Phản xạ liệu pháp ở đất nước này. Tuy nhiên, người ta cho rằng tiền thân của Reflexology hiện đại vẫn được duy trì truyền thống như một liệu pháp dân gian ở các làng quê. Rồi sau đó được phổ biến rộng rãi vào thế kỷ 20.

Nhật Bản

Dấu hiệu về tầm quan trọng của bàn chân ở Nhật có thể được nhìn thấy ở Đền Yakushiji ở Nara, được xây dựng vào năm 680. Nơi đây, dấu chân được chạm khắc cùng các vòng tròn chân lý ở bên trong.
So với hiện y học hiện đại, vị trí các vòng tròn này đều là các vị trí quan trọng phản ánh các vùng nội tạng của cơ thể.


Samurai Nhật bản ở thế kỷ 12 đã chặt những thanh tre rồi ghép lại sau đó chạy trên đó để rèn luyện tinh thần và sức chiến đấu. Bài tập này được gọi là takefumi và vẫn đang được tiếp tục cho đến ngày nay.

Những nền văn hóa khác

Barbara Walker đã viết trong Từ điển các Biểu tượng của Phụ nữ và Đối tượng Thiêng liêng (1988), “Người Ai Cập, người Babylon và các dân tộc cổ xưa khác cho rằng cần phải bước lên mặt đất thiêng liêng bằng chân trần để hấp thụ những ảnh hưởng thánh thiện từ Trái Đất”.
Ngay cả bây giờ, một niềm tin cổ xưa tương tự vẫn tồn tại cho đến ngày nay ở những người Kogi- bộ lạc của Colombia, ở Nam Mỹ; Họ cho rằng giày dép cắt đứt liên lạc của họ với Đất Mẹ và kết quả là họ luôn đi chân trần.
Điều đó chứng tỏ rằng đôi chân là một bộ phận rất quan trọng ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe chúng ta. Thông qua việc tác động lên chân có thể đem tới những kết quả diệu kỳ mà chúng ta chưa thể hình dung tới.

Dấu chân Phật ở Gandhara vùng Swat , Pakistan:








Tượng ở Chùa Chaukhtatgyi ở Yangon, Myanmar:


Dấu chân phật ở chùa Mahabodhi , Bodh Gaya, Bihar, India:

Sự phát triển thời hiện đại

Tư tưởng phương TâyỞ phương Tây, khái niệm về Phản xạ học như một liệu pháp y học bắt đầu nổi lên vào thế kỷ 19, dựa trên các nghiên cứu về hệ thống thần kinh của các nhà khoa học và các bác sĩ y khoa.
Một trong những chức năng của hệ thống thần kinh là phát hiện và giải thích thông tin từ thế giới bên ngoài và bắt đầu phản ứng của cơ thể với thông tin đó.
Là một phần của công việc, các nhà nghiên cứu y khoa vào giữa những năm 1800 đã nghiên cứu khái niệm phản xạ và xác định nó là “Phản ứng một cách không tự nguyện với một kích thích”.
Sau đó, họ bắt đầu khám phá ý tưởng về “phản xạ” và ảnh hưởng của chúng đến trạng thái sức khoẻ của cơ thể. Nhiệt độ nóng, lạnh, thạch cao, và thuốc phết thảo dược đã được áp dụng cho một phần của cơ thể với mục đích gây ảnh hưởng đến một phần khác. Ví dụ, một thuốc phết dùng cho da ngực đã được chứng minh là ảnh hưởng đến phổi bên dưới. Khái niệm “các vùng ảnh hưởng” đã được nghiên cứu, trong đó một hành động thực hiện trên một phần của cơ thể gây ra một phản ứng ở nơi khác.
Sự phát triển ở nước AnhNăm 1893, Sir Henry Head (1861-1940) đã có một bước đột phá trong sự hiểu biết về hệ thần kinh. Ông phát hiện ra rằng các vùng da trên bề mặt cơ thể có thể trở nên hạy cảm bất thường như là kết quả của một cơ quan nội tạng bị bệnh. Sự kết nối ông tìm thấy được là do ông nhận ra các cơ quan nội tạng và khu vực da này bị chi phối bởi các dây thần kinh phát ra từ cùng một tiết đoạn thần kinh tủy sống. Mô hình của ông cho thấy da và các bộ phận khác nhau của cơ thể được liên kết với nhau, được biết đến như là “Mô hình tiên phong”. Sự phát triển hơn nữa của những ý tưởng đó trong y học đã bị hạn chế bởi sự ra đời của thuốc và phẫu thuật phức tạp hơn.
Các bạn có thể xem rõ ở đây:

Sự phát triển ở nước Nga
Ivan Pavlov (1849-1936) người đoạt giải Nobel sinh lý và y khoa năm 1904 xây dựng lên định luật phản xạ có điều kiện bằng các thí nghiệm trên loài chó. Ông cho chó ăn đúng giờ và nhận thấy rằng khi hình thành phản xạ, cứ đến giờ ăn thì dạ dày chó tiết ra dịch vị để chuẩn bị cho quá trình tiêu hóa. Điều này dẫn dắt các bác sĩ Nga vào đầu những năm 1900 hình thành giả thuyết cho rằng sức khoẻ có thể bị ảnh hưởng, thay đổi để đáp ứng các kích thích bên ngoài.
Các nhà nghiên cứu y khoa thời gian này tin rằng một cơ quan hình thành bệnh tật bởi vì nó đã nhận được hướng dẫn sai từ não. Theo lý thuyết này, bằng cách cắt ngang hướng dẫn “xấu” như vậy, một nhà trị liệu phản xạ có thể thúc đẩy cơ thể hoạt động theo hướng tốt hơn và cân bằng lại sức khoẻ thông qua việc lặp lại các tác động lên da ngày này qua ngày nọ, tạo nên một phản xạ nhắc nhở cơ thể thay đổi để thích ứng.
Sự phát triển ở nước Mỹ và Reflexology hiện nay
Kế thừa  nghiên cứu của những người đi trước, William Fitzgerald (1913) – đưa ra 10 vùng phản xạ liên quan từ bàn chân và cơ thể.
Ông đã dành rất nhiều thời gian nghiên cứu về cách thức giúp giảm đau nhức sử dụng việc ấn vào các vùng trên cơ thể, ông đã phát hiện ra rằng, việc ấn vào một vùng nào đó trên cơ thể có tác dụng là tê một vùng khác cách xa vùng được ấn. Ví dụ là, việc kẹp ngón tay bằng chiếc kẹp quần áo gỗ sẽ tạo ra cảm giác tê trên mắt, mũi, mặt, hàm, vai, cánh tay và bàn tay. Bằng phương pháp như vậy, ông đã thực hiện những tiểu phẫu sử dụng vùng phản xạ để làm tê vùng được phẫu thuật.
Bác sỹ Fitzgerald đã xuất bản cuốn sách về liệu pháp vùng vào năm 1917, chia cơ thể thành 10 vùng liên quan đến bàn chân, đây là cơ sở của phản xạ học hiên đại ngày nay.
Sau đó, Eunice Ingham thừa kế, hoàn thiện lý thuyết phản xạ bàn chân. Bà đưa các cơ quan nội tạng lên bàn chân ( Foot Reflexology) (1933- 1938) một cách đầy đủ và chi tiết. Bà đã xuất bản 2 quyển sách về phản xạ là Những câu chuyện mà đôi chân có thể nói (Stories the Feet Can Tell) xuất bản năm 1938 và quyển Những câu chuyện bàn chân đã nói (Stories the Feet Have Told) xuất bản năm 1963.
Ngoài ra, bà cũng phát triển các kĩ thuật tác động sử dụng ngón cái và các ngón tay mà ngày nay được biết là kĩ thuật ấn Ingham. Bạn sẽ học 5 kỹ thuật căn bản ở các bài sau nhé.
Từ 1966-1970 phương pháp này lan truyền đến các nước Châu Âu, Bắc Đông Á ( Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan). Bà có một bài thơ nổi tiếng như sau:
Dịch: “Nếu bạn thấy cơ thể không được thoải mái, mà không biết tại vì sao, hãy khám bàn chân và tìm câu trả lời, bằng cách tác động vào điểm đau.” Đây chính là cốt lõi của phương pháp Bấm Huyệt Bàn Chân, tức là: “ Hãy giải tỏa hết các điểm đau bế tắt ở chân của bạn, nếu còn đau, chứng tỏ bạn chưa …diệt cỏ tận gốc”
Ở Mỹ có Viện quốc tế về Phản xạ (International Institute of Reflexology) do bà Eunice Ingham (mất 1974), nên cháu bà người cộng tác là Giám đốc viện Dwright C.Byers. Viện cộng tác với 40 nước trên thế giới, hằng năm xuất bản những công trình nghiên cứu mới đã phát triển thêm phương pháp phản xạ bàn tay (Hand Reflexology) và phương pháp phản xạ trên cơ thể (Body Reflexology).
Từ  đó người ta ý thức được rằng việc kích thích lên bàn chân hằng ngày sẽ khiến cơ thể điều chỉnh cân bằng nội môi, từ đó lành các bệnh về nội tiết, nội tạng, phòng ngừa bệnh tật rất tốt. Người ta bắt đầu tạo ra các sản phẩm để hỗ trợ việc tác động vào bàn chân.
Ngoài tập thể trường phái Eunice Ingham, ở Mỹ còn nhiều trường phái khác, trong đó có nhóm bà Mildred Carter nguyên là học trò của bà Ingham, hiện cũng là nhà phản xạ học rất nổi tiếng và có uy tín, có nhiều tác phẩm công bố.
Sau này có trường phái Rwo Shur của cha Josef Eugster, mội người Thuỵ sỹ phát triển tại Đài Loan, ông đã gặp hàng nghìn gười để chia sẻ và điều trị cho họ bằng phương pháp này. Kĩ thuật này sử dụng lực tác động mạnh, tạo nên cảm giác khá đau nhức do phương pháp này sử dụng nhiều việc ấn và miết bằng ngón cái, kết hợp với sử dụng khớp ngón tay hoặc que ấn bằng gỗ. Đặc trưng của phương pháp này là sử dụng lực ấn mạnh, chắc và kết hợp với kem bôi để tránh trầy da.
Lý thuyết phản xạ bàn chân của các nhà y học Mỹ  hoàn toàn khác và căn cứ vào cấu trúc giải phẫu sinh lý của người để thiết lập một sơ đồ các vùng phản xạ hầu như khác biệt hoàn toàn với những huyệt vị ở trên bàn chân của hệ kinh lạc Trung Quốc. Và đó cũng là một đặc điểm rất quan trọng để khi nghiên cứu cần quan tâm.
Trung Quốc chỉ tiếp nhận phương pháp này vào đầu thập niên 80 và mặc dầu Trung Quốc là cội nguồn của hệ kinh lạc đã có bề dầy kinh nghiệm từ 3000 năm, nhưng một khi “Phương pháp phản xạ” nhập vào Trung Quốc thì nó cùng phát triển song song với phương pháp cổ truyền, và một điểm rất quan trọng cần lưu ý: Nếu ở các nước phương Tây, phương pháp này chỉ lưu hành ứng dụng ở những phòng khám, bệnh viện tư, thì ở Trung Quốc lại được ứng dụng ở bệnh viện công lẫn tư, tức là có sự quan tâm, đầu tư của Nhà Nước.
Phương pháp này hiện tỏ ra khá hiệu quả để giúp chúng ta sớm nhận ra sự mất cân bằng của cơ thể thông qua các điểm đau xuất hiện trên các vùng phản xạ. Trong Đông Y có câu: “Thông thì bất thống, thống bởi bất thông”. Nghĩa là khí huyết lưu thông thì không đau, đau thì khí huyết không lưu thông. Cũng vậy, ở môn “Bấm huyệt bàn chân”, nếu cơ thể chúng ta đang bị quá tải, hoặc đã bệnh thì tại các vùng phản xạ tương ứng sẽ có những điểm đau tương ứng.
Từ 1990, ở Việt Nam xuất bản nhiều sách dịch từ Mỹ, Trung Quốc, Pháp nhưng ứng dụng hạn chế. Hiện nay ở Việt Nam, đông đảo trong quần chúng chưa được biết về phương pháp này, người ta vẫn chỉ biết nó là một môn massage.
Mà massage thì vợ không cho chồng đi hằng ngày rồi đó!!!
Tôi hi vọng rằng sẽ cùng bạn đọc mang phương pháp này phổ biến một cách khoa học.

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.
Liên hệ tư vấnNhấn để gọi: 0906.228.551